Không Có Bà Mẹ Nào Hoàn Hảo
Đó là những vấn đề gặp phải mỗi khi lên tàu điện đi làm vào giờ cao điểm lúc sáng sớm.
Mỗi lần tôi cảm thấy khổ sở kinh khủng vì chen lấn nhau đến mức không thể ngọ nguậy được thì giọng nói của chị phát thanh viên lại vang lên.
“Chân thành cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ tàu điện của chúng tôi. Chúng tôi rất xin lỗi vì sự đông đúc này. Mong quý khách thông cảm.”
Nghe thấy vậy tôi đã nghĩ thế này.
“Chắc chỉ có mấy anh chị bán vé là không cần phải xin lỗi nhỉ” (Cười). Thế nhưng mấy lời đồng cảm đó khiến ai đi tàu cũng cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu.
Đến điểm cuối thì giọng nói của chị phát thanh viên lại vang lên.
“Chúng tôi xin thông báo sắp đến điểm cuối cùng. Xin quý khách hãy chú ý”. Nghe thấy mấy câu đó thôi cũng cảm thấy khỏe khoắn hẳn ra rồi.
Tiếp đó là lời thông báo trên tàu JR. “Khi xuống tàu, quý khách hãy giữ yên lặng và xuống tàu không chen lấn xô đẩy. Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ tàu điện của chúng tôi một cách thuận lợi”.
À, ở đây cũng có mấy lời nhắn khích lệ, ấm lòng quá! Thật là tuyệt vời khi vừa được người ta chú trọng vào việc tiến hành sao cho tàu điện có thể lưu thông suôn sẻ không gặp vấn đề gì, lại vừa nhận được những lời nhắn cảm động thế này.
Tàu điện chật ních người vào giờ cao điểm. Tuy có hơi vất vả một chút nhưng mấy lời thông báo kiểu lãnh đạm của các nhân viên phục tàu làm cho tôi cảm thấy khỏe hơn, tâm trạng cũng tốt hơn nhiều nữa.
Đúng vậy, đây chính là lời nhắn “khích lệ”.
Là “Sự khích lệ” mà tôi đang truyền đạt tới các mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
Để khích lệ con, thì người ta cho rằng “khen ngợi” sẽ rất tốt đúng không nào? Vì thế, những người cha người mẹ như chúng ta sẽ tìm kiếm những “điểm đáng khen” để khen con trẻ.
Thế nhưng, ta chỉ khen khi bé làm được gì đó đặc biệt.
Chẳng hạn như khi con được 100 điểm bài kiểm tra thì chúng ta sẽ nói: “Con của mẹ giỏi quá!”, khi con vượt qua bài thi lên cấp trong môn bơi lội thì chúng ta nói: “Con giỏi lắm!”, khi con lau bàn giúp chúng ta thì ta sẽ nói: “Con thật là đứa bé ngoan”…
Khi con làm được một việc gì đó, ta sẽ khen: “Giỏi lắm”, “Tốt lắm”, “Con là đứa bé ngoan”, “Thật là tuyệt vời”, “Tuyệt quá!”.
Việc khen ngợi rất quan trọng. Thế nhưng, nếu chỉ khen thôi thì các bạn nghĩ sẽ ra sao? Sự thật là, việc nuôi dạy con mà chỉ có khen ngợi không sẽ gây ra tác dụng phụ.
Ngược lại với đó, “Khích lệ” không phải chỉ khi con làm được một điều gì đó đặc biệt, mà cả khi con làm những việc rất bình thường, hay khi con thất bại, đó là những lời mà chúng ta có thể nói vào bất cứ lúc nào.
Ví dụ về chuyến xe điện lúc trước cũng giống như vậy đúng không nào? Không phải là việc chúng ta được khen, nhưng đó là những lời khiến cho chúng ta cảm thấy phấn chấn hơn. Nếu chúng ta nhận được những thông điệp kiểu như “Tôi luôn dõi theo bạn”, “Anh biết là em đang cố gắng rất nhiều”, “Lúc nào anh cũng ủng hộ em”…thì “Chiếc cốc trái tim” của chúng ta sẽ được lấp đầy bằng năng lượng của sự khích lệ và chúng ta sẽ tự nhủ rằng “Cố lên!”. Chúng ta sẽ trở nên vui vẻ. Đó là những lời như vậy đấy.
Thông Tin Chi Tiết
Tác giả | Ayako Harada |
Dịch giả | Trung tâm Go to Japan |
Nhà xuất bản | Nxb Lao động |
Nhà phát hành | Thái Hà |
Kích thước | 13 x 19 cm |
Trọng lượng vận chuyển | 200g |
Số trang | 252 |